Theo thống kê, thị trường điều hoà Việt Nam đang tăng trưởng gần 8% mỗi năm, kéo theo nhu cầu nạp ga điều hoà và bảo trì định kỳ ngày càng tăng mạnh tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội. Tuy nhiên, chi phí nạp ga điều hoà có thể sẽ dao động từ 400.000đ đến hơn 1.000.000đ tuỳ vào loại gas (R22, R410A, R32), hãng điều hoà, công suất máy và tình trạng hao hụt. Trong bối cảnh giá điện tăng cao và đắt đỏ tại Hà Nội, người dân ngày càng quan tâm đến việc nạp gas đúng loại, đúng thời điểm để duy trì hiệu suất làm mát và tiết kiệm chi phí về lâu về dài.
Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Dịch vụ sửa chữa điều hoà tại Hà Nội – Điều hoà Minh Phong tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu cần nạp ga, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và bảng gái nạp ga điều hoà chi tiết nhé!
Dấu hiệu nào cần phải nạp gas điều hòa?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mà điều hòa nhà mình lại làm lạnh chậm, thậm chí chạy cả tiếng mà phòng vẫn nóng hầm hập chưa? Hay có khi nào bạn phát hiện ống đồng sau điều hòa bị đóng tuyết trắng xóa, nhìn như tủ đông mini? Nếu câu trả lời là có, thì rất có thể máy lạnh của bạn đang bị thiếu gas và đã đến lúc nạp ga điều hòa rồi đó!
Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng và thường gặp nhất cho thấy điều hòa cần nạp gas, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng các dòng điều hòa phổ biến hiện nay như Daikin, Panasonic, LG, Midea, từ loại ga R22 cũ đến R410A hay R32 mới hơn.
Khả năng làm lạnh của điều hòa yếu
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu bạn cài đặt nhiệt độ ở mức thấp (ví dụ 25 độ C), nhưng sau 15-20 phút vẫn cảm thấy phòng nóng, thì rất có thể máy lạnh đã thiếu gas.
Đặc biệt với máy lạnh inverter, tình trạng thiếu ga sẽ không khiến máy dừng hẳn mà làm lạnh yếu từ từ, nên nhiều người dễ nhầm với việc máy cũ hay hết công suất. Nhưng nếu không xử lý kịp thời, chi phí nạp ga điều hoà có thể tăng lên do ảnh hưởng tới bo mạch hoặc hệ thống làm lạnh.
Xuất hiện tình trạng đóng tuyết ở dàn lạnh
Nếu bạn thấy dàn lạnh điều hòa xuất hiện lớp tuyết trắng mỏng, đừng chủ quan nhé! Đây là dấu hiệu điển hình cho thấy máy lạnh đang bị thiếu gas, thường gặp ở các dòng máy dùng ga R32 hoặc R410A. Khi áp suất gas giảm, môi chất lạnh không đủ để bay hơi như bình thường, khiến khí lạnh ngưng tụ lại thành băng. Mình từng gặp nhiều trường hợp khách gọi than máy vẫn chạy ầm ầm mà phòng thì mãi không mát, hóa ra chỉ là thiếu chút gas, nhưng để lâu thì vừa hao điện, vừa giảm tuổi thọ máy.
Hiện tượng bám tuyết trên ống đồng

Khi ống đồng dẫn gas của điều hòa bị bám tuyết, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống đang gặp trục trặc. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Thiếu gas: Lượng gas không đủ khiến nhiệt độ trong ống giảm mạnh, dẫn đến hiện tượng ngưng tụ và đóng băng trên bề mặt ống đồng.
- Ống đồng bị gấp khúc hoặc rò rỉ: Làm cản trở dòng chảy của gas, gây tụ lạnh và đóng tuyết.
- Quạt dàn lạnh không hoạt động: Khi quạt không thổi gió, hơi lạnh không được phân tán đều, dẫn đến đóng tuyết tại ống đồng.
Nếu không khắc phục kịp thời, lớp tuyết này có thể tan chảy và gây rò rỉ nước, ảnh hưởng đến tường và nội thất trong nhà.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nạp ga điều hoà
Nếu đang có nhu cầu thay ga điều hoà thì chắc hẳn các bạn đang chưa nắm rõ được chi phí nạp ga điều hoà là bao nhiêu và rất lo sợ mình sẽ bị ‘thổi giá” phải không ạ? Tại sao cùng là dịch vụ nạp gas mà mỗi nơi lại báo giá khác nhau, có chỗ 350.000đ, có nơi lại lên đến gần 800.000đ? Đó chính là câu hỏi mà khách hàng thường xuyên hỏi đội ngũ kỹ thuật khi đến nhà thay, và câu trả lời nằm ở chính những yếu tố kỹ thuật cơ bản sau đây. Nếu bạn đang muốn gọi thợ hoặc muốn so sánh giá cho hợp lý, thì nhất định đừng bỏ qua phần này nhé! Việc nắm rõ chi phí nạp ga điều hoà có thể sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo trì máy lạnh đúng cách.
Loại ga sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí

Hiện nay, điều hòa dân dụng phổ biến ở Việt Nam dùng 3 loại gas chính: R22, R410A và R32. Mỗi loại có giá thành và đặc điểm khác nhau:
- Gas R22: Thường dùng cho các dòng máy lạnh cũ. Giá rẻ nhất, khoảng 100.000 – 150.000đ/kg. Tuy nhiên, loại ga này đang dần bị loại bỏ vì không thân thiện môi trường.
- Gas R410A: Chủ yếu dùng cho máy lạnh inverter đời mới. Giá khoảng 180.000 – 250.000đ/kg.
- Gas R32: Loại ga hiện đại, tiết kiệm điện và thân thiện môi trường hơn R410A. Giá cũng cao nhất, từ 220.000 – 300.000đ/kg.
Minh Phong đã một lần từng nạp gas R32 cho khách dùng điều hoà Panasonic inverter 12.000 BTU, chỉ cần 1kg gas + công thợ là tổng hết hơn 500.000đ, trong khi nếu dùng R22 thì chỉ mất khoảng 300.000đ thôi. Vậy nên, loại ga điều hoà mà nhà bạn đang dùng sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí.
Loại máy điều hòa
Nếu bạn đang dùng máy lạnh inverter, thì chi phí nạp ga sẽ cao hơn một chút so với máy thường, thường chênh khoảng 100.000 – 200.000đ. Lý do là vì loại máy này cần dụng cụ chuyên dụng hơn, áp suất nạp gas cao hơn, và phải thực hiện hút chân không kỹ lưỡng trước khi bơm gas để đảm bảo không làm hỏng bo mạch điều khiển. Nghe có vẻ phức tạp hơn chút, nhưng bù lại máy inverter tiết kiệm điện đáng kể và nếu bạn chăm bảo trì đúng cách thì máy sẽ rất bền. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chi phí nạp ga điều hoà cho dòng inverter có thể cao hơn các dòng máy khác do yêu cầu kỹ thuật cao.
Dung tích máy lạnh
Một yếu tố nữa ít ai để ý, đó là công suất điều hòa (BTU) sẽ ảnh hưởng đến lượng gas cần nạp. Dưới đây là ước tính mình thường dùng để báo giá nhanh cho khách:
Công suất điều hòa | Lượng gas trung bình cần nạp |
9.000 BTU | 0.6 – 0.8 kg |
12.000 BTU | 0.8 – 1.2 kg |
18.000 BTU | 1.2 – 1.5 kg |
24.000 BTU | 1.5 – 1.8 kg |
Ví dụ: Bạn dùng điều hòa Daikin inverter 18.000 BTU, xài gas R410A, thiếu khoảng 1.2kg → Chi phí gas là khoảng 240.000đ + công thợ 200.000đ, tổng chi phí có thể lên đến 450.000đ – 500.000đ.
Bảng giá nạp gas các loại điều hòa mới nhất 2025
Bạn đang băn khoăn nạp gas điều hòa hết bao nhiêu tiền, có cần chuẩn bị trước bao nhiêu không, và liệu báo giá bên thợ có “chặt chém” không? Mình là người đã sửa và nạp gas cho hàng trăm chiếc điều hòa từ máy cũ đến inverter hiện đại, nên mình hiểu rất rõ chi phí nạp ga điều hòa phụ thuộc vào loại gas bạn đang dùng.
Dưới đây là bảng chi tiết giúp bạn dự đoán chính xác chi phí nạp ga điều hoà tương ứng:
Bảng giá nạp gas toàn bộ đối với gas R22
Gas R22 là loại gas cũ, thường dùng cho các dòng máy lạnh treo tường đời cũ hoặc máy một chiều, chủ yếu từ các hãng như LG, Midea, Sanyo…
- Ưu điểm: Nạp nhanh, không cần hút chân không, giá rẻ.
- Nhược điểm: Không thân thiện môi trường, hiệu suất thấp.
Công suất máy | Lượng gas cần (kg) | Giá nạp đầy (VNĐ) |
---|---|---|
9.000 BTU | ~0.6 – 0.8 kg | 280.000 – 320.000 |
12.000 BTU | ~0.9 – 1.2 kg | 330.000 – 400.000 |
18.000 BTU | ~1.3 – 1.5 kg | 420.000 – 500.000 |
24.000 BTU | ~1.6 – 2.0 kg | 520.000 – 600.000 |
Lưu ý: R22 dễ bay hơi, nên nên kiểm tra kỹ ống đồng trước khi nạp để tránh rò rỉ.
Bảng giá nạp gas toàn bộ đối với gas R410A
Gas R410A là loại gas áp suất cao, chuyên dùng cho điều hòa inverter hoặc đời mới đến từ các hãng như Daikin, Toshiba, Panasonic…
- Ưu điểm: Làm lạnh sâu, tiết kiệm điện.
- Nhược điểm: Phải hút chân không, kỹ thuật nạp gas phức tạp hơn.
Công suất máy | Lượng gas cần (kg) | Giá nạp đầy (VNĐ) |
---|---|---|
9.000 BTU | ~0.9 – 1.1 kg | 400.000 – 500.000 |
12.000 BTU | ~1.1 – 1.3 kg | 500.000 – 600.000 |
18.000 BTU | ~1.4 – 1.7 kg | 600.000 – 700.000 |
24.000 BTU | ~1.8 – 2.0 kg | 750.000 – 850.000 |
Bảng giá nạp gas toàn bộ đối với gas R32
Gas R32 là loại gas mới nhất hiện nay, cực kỳ phổ biến trong các dòng điều hòa inverter cao cấp như Daikin R32, Panasonic dòng tiết kiệm điện, và LG DUAL Inverter.
- Ưu điểm: Thân thiện môi trường, làm lạnh sâu, tiết kiệm điện.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn, yêu cầu kỹ thuật cao.
Công suất máy | Lượng gas cần (kg) | Giá nạp đầy (VNĐ) |
---|---|---|
9.000 BTU | ~0.8 – 1.0 kg | 450.000 – 550.000 |
12.000 BTU | ~1.1 – 1.3 kg | 550.000 – 650.000 |
18.000 BTU | ~1.5 – 1.8 kg | 700.000 – 800.000 |
24.000 BTU | ~1.9 – 2.1 kg | 850.000 – 950.000 |
Nếu bạn vẫn phân vân không biết điều hòa nhà mình đang dùng loại gas nào, hoặc muốn nhận tư vấn báo giá chính xác, bạn có thể để lại tin nhắn cho mình. Mình sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z để tránh mất tiền oan và bảo vệ tốt nhất cho thiết bị điều hòa của gia đình bạn.
Kết luận
Chi phí nạp ga điều hoà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại gas sử dụng (R22, R410A, R32), công suất máy và tình trạng hao hụt thực tế. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu ga như làm lạnh yếu, ống đồng bám tuyết hay máy tự bật tắt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ điều hoà trong nhà bạn về sau. Nếu bạn đang phân vân không biết nên nạp ga ở đâu uy tín, hãy chủ động liên hệ ngay với đơn vị kỹ thuật chuyên nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa & bảo dưỡng điều hoà tại Hà Nội như Điều hoà Minh Phong để được kiểm tra và báo giá minh bạch!